Hàm răng hô là một trong những mối lo lắng và tự ti của nhiều người. Với hàm răng hô mất thẩm mỹ, bạn không thể tự tin trong giao tiếp, làm mất đi rất nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống. Nhưng bạn có biết nguyên nhân răng bị hô là gì?
|
Hàm răng hô làm mất tính thẩm mỹ |
Hàm răng hô của bạn thuộc trường hợp nào?
Thông thường, người bệnh chỉ biết rằng mình hô hay móm, hoặc đánh gía tình trạng răng hàm của mình dựa trên quan sát thông thường. Chỉ đến khi thăm khám, bạn mới có thể xác định được mình thuộc trường hợp
răng hô là thế nào. Cụ thể đối với hàm răng hô, có những trường hợp như sau mà bạn có thể đang gặp phải:
- Hô do răng: đây là tình trạng răng mọc chìa ra, gây nên tình trạng vẩu răng, chìa răng, răng lộn xộn và nhô ra ngoài.
- Hô do hàm: tình trạng hô này không có nguyên nhân đến từ sự mọc lộn xộn của răng, mà do sự phát triển sai lệch của hàm gây ra. Hàm trên trong quá trình phát triển có sự vượt trội hơn so với hàm dưới, kéo theo răng chìa ra ngoài, lệch đi so với cấu trúc mũi và má.
- Hô do răng và xương hàm: trường hợp nặng, hàm răng hô có thể cùng lúc gặp phải lý do từ cả hàm và răng.
|
Bạn cần thăm khám để biết được chính xác mình thuộc trường hợp hô nào? |
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hàm răng hô?
Tình trạng hô của bạn có thể đến từ một trong những nguyên nhân sau:
- Do di truyền: đây là nguyên nhân chiếm phần lớn trong các trường hợp có một hàm răng hô mất thẩm mỹ. Theo số liệu thống kê của y khoa, tỷ lệ hô răng do di truyền đạt tới 70%. Thực tế cũng đã cho thấy, hầu như những người có một hàm răng hô thì con cái cũng mắc phải tình trạng này, với mức độ có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn chút ít.
- Do thói quen trong thời kỳ mọc răng: một số người lúc nhỏ thường hay mút ngón tay, đẩy lưỡi, ngậm núm vú giả, thở bằng miệng... Những thói quen này kéo dài trong nhiều năm trong suốt quá trình phát triển của răng và xương hàm, dẫn đến tình trạng hô.
- Do sự sai lệch trong quá trình phát triển hàm mặt: trong quá trình trưởng thành, một số người gặp phải tình trạng cấu trúc của khuôn mặt phát triển không hài hòa với nhau, làm phần xương trên hóp lại và xương hàm nhô ra, gây ra hô.
- Do sự mất cân đối giữa cấu trúc hàm và răng: xương hàm quá nhỏ sẽ khiến cho các răng mọc chen chúc nhau, đẩy nhau hoặc nhô ra ngoài. Ngược lại, xương hàm quá to so với răng lại gây ra tình trạng răng thưa và hàm thì vẩu nghiêm trọng.
|
Việc trẻ mút tay có khả năng rất lớn sẽ dẫn đến một hàm răng hô |
Phòng ngừa để không gặp phải một hàm răng hô
Trong số những nguyên nhân dẫn đến hô, bạn có thể phòng ngừa trước tình trạng này bằng việc theo dõi những thói quen của trẻ và hạn chế việc mút tay, đẩy lưỡi hay thở bằng miệng khi ngủ. Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ sử dụng núm vú giả cũng là cách ngăn ngừa hiệu quả.
Không những thế, trong suốt quá trình trưởng thành, khi cấu trúc xương hàm mặt có sự thay đổi, bạn nên thường xuyên đến các bệnh viện nha khoa để thăm khám và phát hiện những lệch lạc sớm nhất. Việc này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng phát triển những sai lệch quá mức, kịp thời ngăn chặn tình trạng hô.
|
Thường xuyên gặp nha sĩ để thăm khám và ngăn ngừa tình trạng hô răng |
Hàm răng hô khiến bạn mất đi cơ hội tỏa sáng với nụ cười của mình. Hãy nhanh chóng xác định tình trạng của mình và nguyên nhân gây ra để kịp thời điều trị, bạn nhé!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét