Tre em bi hoi mieng la benh gi hay chỉ do trẻ ăn phải thực phẩm gây nên mùi hôi trong miệng. Bậc phụ huynh hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé.
1. Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng ở trẻ em:
Trẻ em bị bệnh hôi miệng có thể xuất phát từ những nguyên nhân chính dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu dễ dàng dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ em. Vì vậy nếu bố mẹ không quan tâm hoặc không giúp bé vệ sinh khoang miệng sạch sẽ thì những cặn thức ăn còn đọng lại ở các kẽ răng, ở lưỡi. Theo thời gian, những vi khuẩn bình thường sống trong khoang miệng tương tác với những thức ăn đó và sinh ra mùi khó khịu.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân gây hôi miệng
- Những bệnh lý răng miệng như: trẻ viêm lợi hoặc viêm quanh răng, răng sâu gây viêm tuỷ răng, lợi của bé thường sưng tấy đỏ, có thể chảy mủ hoặc có lỗ rò ở vị trí chân răng, có sốt… cũng có thể khiến răng miệng của bé có mùi rất hôi.
- Nếu bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả thì nguy cơ hôi miệng ở bé càng nhiều. Các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có thể vào miệng và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu.
Thói quen mút tay cũng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng
- Trong khi chơi đùa, các bé thường nhét vào mũi các vật khác nhau như: tiền su, cúc áo, hạt cây, thức ăn... hiện tượng này làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho khi ngửi ở mồm hoặc mũi trẻ có mùi rất hôi.
- Những bệnh nhiễm trùng cơ thể như: nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng đường hô hấp… cũng làm co hơi thở của trẻ có mùi.
- Trẻ thích ăn nhiều những thức ăn có chứ mùi hôi nồng như: hành, tỏi, các chất béo…
>>
Xem thêm: cách điều trị viêm chân răng
Thức ăn nhiều mùi hôi
2. Cách điều trị bệnh hôi miệng ở trẻ em:
Để giúp trẻ không còn bị hôi miệng nữa thì các bậc phụ huynh nên lưu ý tìm hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó sẽ có biện pháp cụ thể hơn. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách điều trị bệnh hôi miệng như sau:
- Để hơi thở của bé được thơm tho, bạn cần vệ sinh miệng cho con với nước trước giấc ngủ trưa để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa (hoặc sữa) từ răng và miệng. Với bé lớn hơn, có thể giúp bé đánh răng và dạy bé súc miệng với nước. Những biện pháp này tuy đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng.
Giúp trẻ đánh răng thường xuyên và đúng cách hơn
- Cần cho trẻ thăm khám định kỳ tại nha khoa để bác sĩ có thể phát hiện sớm những bệnh lý về răng miệng, có những biện pháp điều trị kịp thời để phòng tránh được hiện tượng hôi miệng do bệnh lý.
- Duy trì cho bé chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo, bởi chất đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng, viêm lợi cho bé và tạo nên mùi hôi khó chịu. Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giòn cho bé bởi các loại này được coi như bàn chải tự nhiên giúp chà xát và làm sạch các mảng bám khó ưa trên răng.
Giúp trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn
- Đối với những bệnh lý toàn thân thì cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện để tìm hiểu nguồn gốc và điều trị dứt điểm bệnh để có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ và ngăn chặn được bệnh hôi miệng xảy ra.
- Giúp trẻ loại bỏ những thói quen không tốt hàng ngày như: ngậm ti giả, mút tay…
- Các bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ bằng việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh hôi miệng tự nhiên tại nhà như: mật ong, chanh, bạc hà hoặc các tinh dầu làm thơm miệng… để khắc phục.
Có thể áp dụng những phương pháp tự nhiên để giúp trẻ
Các bậc phụ huynh hãy chú ý chăm sóc răng miệng giúp bé, để bé sở hữu hơi thở thơm mát nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét