So với người lớn thì hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ em ít gặp hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể coi thường.
Việc điều trị trẻ em bị chảy máu chân răng không đơn giản là làm sạch cao răng mà còn cần phối hợp với các phương pháp khác nhằm bảo tổn răng thật tối đa cho bé.
Nướu răng cùng với hệ thống dây chằng nha chu có nhiệm vụ bảo vệ và che đỡ cho chân răng được chắc chắn, giúp cho răng tránh được những tổn thương hay bệnh lý do vi khuẩn gây nên. Một khi nướu đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì nó không còn khả năng bảo vệ chân răng nữa.
Trẻ em bị chảy máu chân răng - Nguyên nhân do đâu?
Trẻ em bị chảy máu chân răng – Nguyên nhân do đâu?
1. Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu chân răng
Nguyên nhân gây ra chứng chảy máu chân răng chủ yếu là do viêm nướu mà cụ thể là do vi khuẩn trên răng gây nên khi vệ sinh răng miệng chưa tốt. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Ngoài ra, khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay, với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng thì chảy máu chân răng nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này là rất cao.
Sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin C là thành phần quan trọng có tác dụng trong sự trưởng thành của các sợi collagen bởi quá trình hydroxy hóa lysin và prolin. Khi vitamin C không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, thành mạch yếu dễ dẫn đến xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu.
2. Trẻ em bị chảy máu chân răng điều trị như thế nào?
Chảy máu chân răng có liên quan đến bệnh viêm nướu, nếu tình trạng này không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này, do đó bạn không thể coi thường.
Đối với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng thật một cách tối đa. Trong một số trường hợp khi cao răng đã hình thành dưới nướu và quanh cổ răng thì nha sỹ sẽ làm sạch cao răng. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giúp cho nướu dần dần lành thương. Việc lấy cao răng cũng cần được duy trì 6 tháng/lần để nha sỹ có thể thăm khám và phát hiện các vấn đề răng miệng sớm nhất.
Bạn cũng có thể dùng thuốc theo toa của bác sĩ cho bé và lưu ý vệ sinh răng miệng của bé cho thật tốt, không cho bé đánh răng vì dễ đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm nướu răng. Dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn, làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét